Đóng menu

Tại sao nên đầu tư vào Việt Nam

Vị trí địa lý

Nằm ở trung tâm của ASEAN, Việt Nam có vị trí chiến lược, gần với các thị trường lớn khác ở châu Á, láng giềng đáng chú ý nhất là Trung Quốc.
Đường bờ biển dài, tiếp cận trực tiếp với Biển Đông và gần các tuyến vận tải biển chính của thế giới tạo điều kiện hoàn hảo cho giao thương.

Nguồn lao động dồi dào, nhiều tiềm năng

Tổng dân số của Việt Nam: khoảng 99 triệu người, chiếm 1,23% dân số thế giới, xếp hạng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số và vùng lãnh thổ.
Việt Nam sở hữu nguồn lao động trẻ, có trình độ, có tinh thần nhiệt huyết, sẵn sàng học hỏi những cái mới, các trang thiết bị máy móc hiện đại.

Hiệp định thương mại

Nhiều hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết nhằm làm cho thị trường tự do hơn.
Một số tư cách thành viên và thỏa thuận:
+ Thành viên của ASEAN và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
+ Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
+ Hiệp định thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ
+ Hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu
Tất cả các hiệp ước này cho thấy Việt Nam mong muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước và sẽ tiếp tục cam kết hướng tới thương mại với các nước khác.
Việt Nam đứng hạng thứ 41 về chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2023 (theo bảng xếp hạng của Viện Kinh Tế và Hòa Bình), đất nước hòa bình, con người thân thiện, Việt Nam luôn là một địa điểm đầu tư lý tưởng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Mở cửa đối với đầu tư nước ngoài

Việt Nam luôn hoan nghênh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khuyến khích bằng cách không ngừng đổi mới các quy định và ưu đãi FDI.

Chính phủ Việt Nam dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một số khu vực địa lý hoặc lĩnh vực đặc biệt quan tâm.

Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là vùng đất thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển nổi trội do có vị trí chiến lược “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, vừa nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ – đường thủy ngày càng hoàn thiện hơn, dễ dàng kết nối giao thông trong tỉnh, và kết nối tốt với các vùng kinh tế khu vực phía Nam và TP Hồ Chí Minh bởi các tuyến giao thông huyết mạch như: Cao tốc TP HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60, sông Tiền, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo, đường tỉnh 864, đường tỉnh 878, … Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ là cơ sở vững chắc để Tiền Giang ghi ấn tượng trong việc thu hút đầu tư.
Tiền Giang có bờ biển dài 32 km và đang được đầu tư nhiều dự án để phát triển kinh tế biển, kết nối giao thương hàng hải quốc tế cùng khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 3.000 tấn tại Cảng biển Mỹ Tho. Tiền Giang tiếp giáp với TP.HCM và Long An, rất thuận lợi để phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ. Với vị thế “vườn trái cây” của cả nước và lực lượng lao động dồi dào với dân số khoảng 1,8 triệu người, Tiền Giang đang rất thuận lợi để đầu tư vào nhiều lĩnh vực.
Mục tiêu sắp tới của tỉnh là tiếp tục đầu tư vào các vùng công nghiệp trọng điểm để nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững 2 khu vực Đông Nam Tân Phước và Gò Công, thu hút đầu tu vào các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh, trong đó có cụm công nghiệp Gia Thuận 1. Đồng thời, phát huy lợi thế quỹ đất để thu hút đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và nhà ở, hạ tầng xã hội, thương mại, dịch vụ…